Albert Einstein

Albert Einstein
Chân dung Einstein năm 1921
Sinh(1879-03-14)14 tháng 3 năm 1879
Ulm, Vương quốc Württemberg, Đế quốc Đức
Mất18 tháng 4 năm 1955(1955-04-18) (76 tuổi)
Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ
Tư cách công dân
Danh sách đầy đủ
Học vị
Nổi tiếng vì
Phối ngẫu
Con cái
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý, triết học
Nơi công tác
Luận ánEine neue Bestimmung der Moleküldimensionen (Một cách xác định chiều phân tử mới) (1905)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAlfred Kleiner
Cố vấn nghiên cứu khácHeinrich Friedrich Weber
Ảnh hưởng bởi
Ảnh hưởng tới
Chữ ký

Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɛʁt ˈʔaɪnʃtaɪn] ; phiên âm tiếng Việt: An-bớt Anh-xtanh; 14 tháng 3 năm 1879 –18 tháng 4 năm 1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới",[4] ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện".[5] Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916 - năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạtsự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.[6] Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.[7] Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohrnghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.[8]

Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sưViện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.[9] Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc Xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ việc bảo vệ các lực lượng Đồng Minh, nhưng nhìn chung, ông chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấpPrinceton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.

Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y họctriết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại họcchâu ÂuBắc Mỹ.[6][10] Ông được tạp chí Time bầu chọn là người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.[11]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên frs
  2. ^ “The Gold Medal” (PDF). Royal Astronomical Society. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Membership directory”. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ David Bodanis, E = mc2: A Biography of the World's Most Famous Equation (New York: Walker, 2000).
  5. ^ “The Nobel Prize in Physics 1921”. Nobel Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
  6. ^ a b "Scientific Background on the Nobel Prize in Physics 2011. The accelerating universe." (page 2) Nobelprize.org.
  7. ^ Einstein 1924
  8. ^ Pais, Abraham (1982): Subtle is the Lord: The science and the life of Albert Einstein. Oxford University Press, trang 440
  9. ^ Hans-Josef, Küpper (2000). “Various things about Albert Einstein”. einstein-website.de. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ Paul Arthur Schilpp, editor (1951), Albert Einstein: Philosopher-Scientist, Volume II, New York: Harper and Brothers Publishers (Harper Torchbook edition), tr. 730–746His non-scientific works include: About Zionism: Speeches and Lectures by Professor Albert Einstein (1930), "Why War?" (1933, co-authored by Sigmund Freud), The World As I See It (1934), Out of My Later Years (1950), and a book on science for the general reader, The Evolution of Physics (1938, co-authored by Leopold Infeld).
  11. ^ Frederic Golden (ngày 31 tháng 12 năm 1999). “Person Of The Century: Albert Einstein”. Time. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne