Antonio Vivaldi

Antonio Vivaldi
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Antonio Lucio Vivaldi
Ngày sinh
4 tháng 3, 1678
Nơi sinh
Venezia
Mất
Ngày mất
28 tháng 7, 1741
Nơi mất
Viên
An nghỉViên
Giới tínhnam
Quốc tịchCộng hòa Venezia
Tôn giáoCông giáo Roma
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc
Gia đình
Cha
Giovanni Battista Vivaldi
Mẹ
Camilla Calicchio
Hôn nhân
không có
Thầy giáoGiovanni Battista Vivaldi, Giovanni Legrenzi
Học sinhJohann Georg Pisendel, František Jiránek, Giovanni Battista Somis, Anna Girò
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1685 – 1741
Trào lưuâm nhạc Baroque
Thể loạiopera, nhạc thính phòng, nhạc nhà thờ, concerto, sinfonia, sardana
Nhạc cụvĩ cầm, harpsichord, viola d'amore
Tác phẩmBốn mùa, Orlando furioso, Juditha triumphans, Vivaldi's 'Manchester' Violin Sonatas, L'estro armonico, Op. 3, Gloria in D Major, Stabat Mater, Giustino

Ảnh hưởng bởi
Chữ ký
Chữ ký của Vivaldi.

Antonio Lucio Vivaldi (tiếng Ý: [anˈtɔːnjo ˈluːtʃo viˈvaldi]; 4 tháng 3 năm 1678 – 28 tháng 7 năm 1741) là một nhà soạn nhạc người Ý thời kỳ Baroque, nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy, giảng viên âm nhạc đồng thời là một linh mục. Sinh ở Venice, ông được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ Baroque, trong suốt cuộc đời ông, sức ảnh hưởng của ông lan rộng trên khắp châu Âu. Ông thường được biết đến với các concerto viết cho nhiều nhạc cụ, cho violon và nhiều nhạc cụ khác, cũng như các bản hợp xướng cho nhà thờ và hơn bốn mươi vở opera. Ông nổi tiếng với bộ concerto cho vĩ cầm mang tên Bốn mùa (Le quattro stagioni).

Nhiều tác phẩm của ông được viết cho hợp xướng nữ tại Ospedale della Pietà, một nhà tình thương nơi Vivaldi ở trong khoảng thời gian năm 1703-1715 và 1723-1740 khi ông được thụ phong là linh mục Công giáo. Ông cũng có một số thành tựu khi dựng các vở opera lớn ở Venice, MantuaViên. Sau cuộc gặp gỡ với Hoàng đế Charles VI, Vivaldi chuyển đến Viên với hy vọng được thăng tiến. Tuy nhiên, vị hoàng đế này mất sau khi Vivaldi chuyển đến một thời gian ngắn và chính Vivaldi cũng mất chưa đầy một năm sau đó trong cảnh bần cùng.

Sau cái chết của ông, âm nhạc của ông đã đi vào quên lãng cho đến khi được hồi sinh mạnh mẽ vào thế kỷ 20. Ngày nay, ông được xếp vào một trong những nhà soạn nhạc baroque nổi tiếng nhất và được nhiều người thu âm nhất, chỉ đứng sau Johann Sebastian Bach[1], người cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Vivaldi.

  1. ^ “Antonio Vivaldi”. Truy cập 9 tháng 8 năm 2014.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne