Anubis

Anubis
Thần của những nghi thức tang lễ và ướp xác
Hình vẽ Anubis trong các lăng mộ với mình người và đầu chó rừng.
Thờ phụng chủ yếuLycopolis, Cynopolis
Biểu tượngmóc - néo
Cha mẹNephthysSet (thần thoại)
Osiris
Ra (thần thoại buổi đầu).
Phối ngẫuAnput
Hậu duệKebechet

Anubis (/əˈnbəs/ hay /əˈnjbəs/[1]; tiếng Hy Lạp cổ: Ἄνουβις) là tên Hy Lạp [2] cho vị thần mình người đầu chó rừng có liên quan đến quá trình ướp xáccuộc sống sau cái chết trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Anubis là con của Nephthys và Osiris theo như Thần thoại Ai Cập cổ. Còn theo bản dịch tiếng Akkadia từ bức thư của Amarna, cái tên Anubis là một từ trong tiếng Ai CậpAnapa.[3] Những hiểu biết cổ xưa nhất về ý nghĩa của Thần Anubis bắt nguồn từ thời Cổ Vương quốc Ai Cập, người ta gán cho Anubis trong việc chôn cất các pharaoh.[4] Vào thời này, Anubis là vị thần tối quan trọng trong cái chết của người Ai Cập cổ. Nhưng nhiều thế kỉ sau, Anubis nhanh chóng bị thay thế trong thời Trung Vương Quốc bởi Osiris.[5]

Anubis được liên tưởng tới với vai trò quan trọng của ông trong nhiều tang lễ, ông được nhấn mạnh như là người bảo vệ người đã chết và các lăng mộ, và danh hiệu Quan tư tế ướp xác, liên kết ông với các thủ thuật trong quá trình ướp xác.[4] Cũng giống như nhiều vị thần trong văn hóa Ai Cập cổ đại, Anubis có vai trò khác nhau trong từng trường hợp.

Anubis cũng là một trong số ít vị thần tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết, được gọi là "Weighing Of The Heart"[6] (cân tim).

  1. ^ Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, Eleventh Edition. Merriam-Webster, 2007. p. 56
  2. ^ Charles Russell Coulter, Patricia Turner (2000). Encyclopedia of ancient deities. Mc Farland. tr. 58. ISBN 0-7864-0317-9.
  3. ^ “The Tell Amarna Tablets”. Books.google.ca. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b Wilkinson, Richard H. (2003). The complete gods and goddesses of ancient Egypt. London: Thames & Hudson. tr. 188–190. ISBN 0-500-05120-8.
  5. ^ Charles Freeman, The Legacy of Ancient Egypt, Facts on File, Inc. 1997. p.91
  6. ^ “Papyrus from the Book of the Dead of Ani”. Britishmuseum.org. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne