Feldspat | |
---|---|
![]() Tinh thể Feldspar (18×21×8,5 cm) từ thung lũng Jequitinhonha, Minas Gerais, đông nam Brazil | |
Thông tin chung | |
Thể loại | Tectosilicate |
Công thức hóa học | KAlSi 3O 8 – NaAlSi 3O 8 – CaAl 2Si 2O 8 |
Hệ tinh thể | Hệ tinh thể ba nghiêng hoặc Hệ tinh thể đơn nghiêng |
Nhận dạng | |
Màu | hồng, trắng, xám, nâu, xanh da trời |
Cát khai | 2 hoặc 3 |
Vết vỡ | dọc theo các mặt phẳng cát khai |
Độ cứng Mohs | 6,0–6,5 |
Ánh | Thủy tinh |
Màu vết vạch | trắng |
Tính trong mờ | mờ |
Tỷ trọng riêng | 2,55–2,76 |
Mật độ | 2,56 |
Chiết suất | 1,518–1,526 |
Khúc xạ kép | thứ nhất |
Đa sắc | không |
Tham chiếu | [1] |
Felspat[2], còn gọi là tràng thạch[3] hay đá bồ tát, là một nhóm khoáng vật tạo đá cấu thành nên 60% vỏ Trái Đất.[4]
Felspat kết tinh từ mácma có mặt trong cả đá xâm nhập và đá phun trào, ở dạng hạt nhỏ trong các vành (mạch) và trong các đá biến chất.[5] Đá cấu tạo toàn bộ là plagiocla (fenspat natri) được gọi là anorthosit.[6] Fenspat cũng được tìm thấy trong các loại đá trầm tích.[7]