![]() | |
![]() Máy Game Boy nguyên bản | |
Còn được gọi | Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:CountryData/summary' not found. |
---|---|
Nhà phát triển | Nintendo R&D1 |
Nhà chế tạo | Nintendo |
Dòng sản phẩm | Dòng Game Boy |
Loại | Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay |
Thế hệ | Thế hệ thứ tư |
Ngày ra mắt | Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:CountryData/summary' not found. |
Vòng đời | 1989–2003 |
Giá giới thiệu | JP¥12,500[1] US$89.99[1][2] £67.40[cần dẫn nguồn] DM169[3] |
Ngừng sản xuất | 23 March 2003[4] |
Số lượng bán | Toàn thế giới: 118.69 triệu[4] (gồm Game Boy (Play it Loud!), Game Boy Pocket, Game Boy Light và Game Boy Color) |
Truyền thông | Game Boy Game Pak |
CPU | Lõi Sharp LR35902 @ 4.19 MHz |
Màn hình | STN LCD 160 × 144 pixels, 47 × 43 mm (w × h)[5] |
Năng lượng | 4 × pin AA (nguyên mẫu) |
Kích thước | 5.8"/148 mm × 3.5"/90 mm × 1.3"/32 mm (l × w × d) |
Trọng lượng | 7.76 oz/0.22 kg (không gồm pin) |
Trò chơi bán chạy nhất | Pokémon Red và Blue, khoảng 31 triệu máy[6][7] |
Sản phẩm trước | Game & Watch |
Sản phẩm sau | Game Boy Color[8] |
Game Boy[a] (GB) là một máy chơi trò chơi điện tử cầm tay 8-bit do Nintendo phát triển và phát hành. Đây là hệ máy đầu tiên trong Dòng Game Boy, máy phát hành lần đầu tiên tại Nhật Bản ngày 21 tháng 4 năm 1989, sau đó 3 tháng sau ra mắt ở Bắc Mỹ và cuối cùng là ra mắt ở châu Âu gần 1 năm sau. Gameboy được thiết kế bởi cùng một nhóm đã phát triển Game & Watch và nhiều trò chơi của hệ máy Nintendo Entertainment System: Okada Satoru,Yokoi Gunpei và Nintendo Research & Development 1.[9][10]
Game Boy là máy chơi trò chơi cầm tay thứ hai của Nintendo, máy kết hợp các tính năng từ NES và phần cứng của Game & Watch. Máy có màn hình ma trận điểm màu xanh tối với độ tương phản có thể điều chỉnh, bốn nút điều khiển (phím điều hướng, hai nút trò chơi và nút START/SELECT), một loa đơn với nút xoay điều chỉnh âm lượng, và như các đối thủ, máy sử dụng hộp băng ROM là phương tiện vật lý. Máy phối màu từ hai tông xám với các điểm nhấn đen, xanh dương và nâu. Tất cả các góc máy có hình chữ nhật dọc, bo tròn mềm mại, phía dưới bên phải uốn cong nhẹ. Khi ra mắt, máy bán dưới dạng độc lập hoặc đi kèm với một trong số các trò chơi: Super Mario Land hoặc Tetris. Một số phụ kiện cũng phát triển theo đó, bao gồm túi đựng, Game Genie và máy in.
Mặc dù về mặt kỹ thuật, máy kém hơn các đối thủ cạnh tranh cùng thế hệ thứ tư (Game Gear của Sega, Lynx của Atari, và TurboExpress của NEC), Game Boy nhận nhiều lời khen nhờ tuổi thọ pin và độ bền. Máy nhanh chóng bán chạy hơn đối thủ,[11] với một triệu máy bán ra tại Mỹ chỉ trong vòng vài tuần.[12] Game Boy và kế nhiệm, Game Boy Color, bán ra khoảng 118 triệu máy trên toàn thế giới.[4] Đây là một trong những thiết bị dễ nhận biết nhất trong thập niên 1980, trở thành một biểu tượng văn hóa. Một số thiết kế lại cũng phát hành trong suốt thời gian tồn tại của máy, bao gồm Game Boy Pocket (1996) và Game Boy Light (1998; chỉ ở Nhật Bản). Việc sản xuất Game Boy vẫn tiếp tục vào đầu những năm 2000, và cuối cùng dừng lại sau khi phát hành kế nhiệm, Game Boy Advance, ra mắt vào năm 2001. Việc sản xuất ngừng hẳn vào năm 2003.[13]
Một nhóm do Gumpei Yokoi [sic] đứng đầu đã thiết kế Game Boy. Yokoi trước đây đã thiết kế các trò chơi cầm tay cho Nintendo với máy Game & Watch dựa trên hộp băng, giới thiệu vào năm 1980. Đội ngũ nhân viên của ông, gọi là nhóm Nghiên cứu và Phát triển (R và D)#1, đã thiết kế các trò chơi NES thành công là Metroid và Kid Icarus. Những gì nhóm của Yokoi đã làm là tạo ra sự kết hợp giữa NES và Game & Watch.
Cuối cùng, Lynx bị loại khỏi cuộc chơi và thị trường thiết bị cầm tay bị thống trị bởi Nintendo GameBoy với Sega Game Gear ở vị trí thứ hai.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng