Helicobacter pylori

Helicobacter pylori
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Bacteria
Ngành (phylum)Proteobacteria
Lớp (class)Epsilon Proteobacteria
Bộ (ordo)Campylobacterales
Họ (familia)Helicobacteraceae
Chi (genus)Helicobacter
Loài (species)H. pylori
Danh pháp hai phần
Helicobacter pylori
ICD-9 code: 041.86

Helicobacter pylori (/ˌhɛlɪk[invalid input: 'ɵ']ˈbæktər pˈlɔːr/; H. pylori), trước đây có tên Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, hình xoắn ốc, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori được Robin WarrenBarry Marshall phát hiện thấy năm 1982. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm loại vi khuẩn này không có triệu chứng và nó đã được mặc nhiên công nhận rằng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái dạ dày tự nhiên.[1]

Hơn 50% dân số thế giới chứa H. pylori ở đường tiêu hóa trên của họ. Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao, vào khoảng> 70% ở người lớn. Nhiễm trùng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, và tỷ lệ đang giảm ở các nước phương Tây. Hình dạng xoắn ốc được cho là tiến hóa để thâm nhập vào lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.[2][3]

H. pylori có thể được lây truyền qua nhiều đường như: miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng và dạ dày- dạ dày. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban đầu.

  1. ^ Blaser, M. J. (2006). “Who are we? Indigenous microbes and the ecology of human diseases” (PDF). EMBO Reports. 7 (10): 956–60. doi:10.1038/sj.embor.7400812. PMC 1618379. PMID 17016449.
  2. ^ Yamaoka, Yoshio (2008). Helicobacter pylori: Molecular Genetics and Cellular Biology. Caister Academic Pr. ISBN 1-904455-31-X.
  3. ^ Brown LM (2000). Helicobacter pylori: epidemiology and routes of transmission” (PDF). Epidemiol Rev. 22 (2): 283–97. doi:10.1093/oxfordjournals.epirev.a018040. PMID 11218379.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne