Hypertext Transfer Protocol

Hypertext Transfer Protocol
International standard
Nhà phát triểnBan đầu là CERN; IETF, W3C
Giới thiệu lần đầu1991; 34 năm trước (1991)
Hypertext Transfer Protocol

HTTP (tiếng Anh: HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải siêu văn bản) là một giao thức lớp ứng dụng nằm trong bộ giao thức dành cho hệ thống thông tin siêu phương tiện phân tán, cộng tác.[1] Nó chính là nền tảng dùng để trao đổi và liên lạc dữ liệu với World Wide Web, nơi mà các tập tin tài liệu siêu văn bản có thể chứa các siêu liên kết dẫn đến các tài nguyên số khác mà người dùng có thể dễ dàng truy cập được bằng cách dùng chuột nhấp vào hoặc dùng ngón tay chạm vào màn hình cảm ứng lúc duyệt web. Nhờ đó, HTTP cho phép người sử dụng truy cập và tải về các tài nguyên như văn bản HTML, text, video, ảnh... của các trang web và hiển thị chúng trên trình duyệt.

Tim Berners-Lee là người khởi xướng cho sự hình thành và phát triển của HTTP vào năm 1989 tại CERN. Nội dung ý tưởng của HTTP được tóm gọn lại trong một tài liệu cơ bản, bên trong mô tả hoạt động tương tác giữa máy khách và máy chủ ở phiên bản HTTP thử nghiệm đầu tiên, có số 0.9.[2] Phiên bản đó một thời gian sau được phát triển, trở thành phiên bản chính thức 1.0.[3]

Quá trình phát triển các RFC HTTP ban đầu là nhờ vào sự hợp tác từ phía Lực lượng Đặc nhiệm Kỹ thuật Internet (IETF) và World Wide Web Consortium (W3C), về sau thì chuyển sang do IETF phụ trách.

HTTP/1 được hoàn thiện và xuất bản tài liệu sử dụng (phiên bản 1.0) vào năm 1996. HTTP tiếp tục được phát triển vào năm 1997 (khi này là phiên bản 1.1), và đặc tính kỹ thuật của nó được cải tiến lần lượt vào các năm 1999, 2014 và 2022.

Sau này, phiên bản bảo mật hơn của HTTPHTTPS được sử dụng rộng rãi trên hơn 80% trang web.[4] HTTP/2 là một giao thức hiệu quả hơn về ngữ nghĩa của HTTP "trên dây" và được đưa vào sử dụng vào năm 2015. Tính đến năm tháng 4 năm 2023, nó được sử dụng trên 39% trang web[5] và được gần như toàn bộ trình duyệt web hỗ trợ (chiếm 97% người sử dụng).[6] Ngoài ra, nó cũng được hỗ trợ bởi các máy chủ web lớn qua Bảo mật tầng truyền tải (TLS) bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng Application-Layer Protocol Negotiation (ALPN) [7] nhưng bắt buộc phải sử dụng TLS 1.2 hoặc mới hơn.[8][9]

HTTP/3 là phiên bản kế nhiệm của HTTP/2 được triển khai vào năm 2022,[10][11]. Nó đã được sử dụng trên 26% trang web và được nhiều trình duyệt hỗ trợ. Phiên bản này sử dụng QUIC thay vì TCP cho giao thức truyền tải cơ bản. Giống như HTTP/2, nó không gây lỗi thời các phiên bản chính trước đó của giao thức. Hỗ trợ dành cho cho HTTP/3 đã được bổ sung vào CloudflareGoogle Chrome vào tháng 9 năm 2019,[12][13] và có thể được kích hoạt trong các phiên bản ổn định của ChromeFirefox.[14] HTTP/3 có độ trễ thấp hơn khi duyệt các trang web, tải trang nhanh hơn HTTP/2, và thậm chí còn nhanh hơn nhiều so với HTTP/1.1, trong một số trường hợp thì HTTP/3 cho tốc độ nhanh gấp ba lần so với HTTP/1.1.[15]

  1. ^ Fielding, Roy T.; Gettys, James; Mogul, Jeffrey C.; Nielsen, Henrik Frystyk; Masinter, Larry; Leach, Paul J.; Berners-Lee, Tim (June 1999). Hypertext Transfer Protocol – HTTP/1.1. IETF. RFC 2616. https://tools.ietf.org/html/rfc2616. 
  2. ^ Tim Berner-Lee (1 tháng 1 năm 1991). “The Original HTTP as defined in 1991”. www.w3.org (bằng tiếng Anh). World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ Tim Berner-Lee (1992). “Basic HTTP as defined in 1992”. www.w3.org (bằng tiếng Anh). World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ “Usage Statistics of Default protocol https for websites”. w3techs.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ “Usage Statistics of HTTP/2 for websites”. w3techs.com. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Can I use... Support tables for HTML5, CSS3, etc”. caniuse.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “Transport Layer Security (TLS) Application-Layer Protocol Negotiation Extension”. IETF. tháng 7 năm 2014. RFC 7301.
  8. ^ Belshe, M.; Peon, R.; Thomson, M. “Hypertext Transfer Protocol Version 2, Use of TLS Features”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ Benjamin, David. “Using TLS 1.3 with HTTP/2”. tools.ietf.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2020. This lowers the barrier for deploying TLS 1.3, a major security improvement over TLS 1.2.
  10. ^ Bishop, Mike (ngày 9 tháng 7 năm 2019). “Hypertext Transfer Protocol Version 3 (HTTP/3)”. tools.ietf.org (bằng tiếng Anh). draft-ietf-quic-http-22. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ Cimpanu, Catalin. “HTTP-over-QUIC to be renamed HTTP/3 | ZDNet”. ZDNet (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  12. ^ Cimpanu, Catalin (ngày 26 tháng 9 năm 2019). “Cloudflare, Google Chrome, and Firefox add HTTP/3 support”. ZDNet. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2019.
  13. ^ “HTTP/3: the past, the present, and the future”. The Cloudflare Blog (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  14. ^ “Firefox Nightly supports HTTP 3 - General - Cloudflare Community”. 19 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ “HTTP/3 is Fast”. Request Metrics (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne