Cộng hòa Kiribati
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Tiêu ngữ | |||||
"Te Mauri, Te Raoi ao Te Tabomoa" "Sức khỏe, Hòa bình và Thịnh vượng" | |||||
Quốc ca | |||||
Kunan Kiribati Bài ca Kiribati | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện | ||||
Tổng thống | Taneti Mamau | ||||
Thủ đô | Tarawa[1][2][3] 1°28′B 173°2′Đ / 1,467°B 173,033°Đ 0°53′N 169°31′Đ / 0,883°N 169,517°Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Tarawa | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 811 km² (hạng 172) | ||||
Múi giờ | UTC+12, +13, +14 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 12 tháng 7 năm 1979 | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Gilbert, Tiếng Anh | ||||
Dân số ước lượng (2020) | 122.330[4] người (hạng 192) | ||||
Mật độ | (hạng 73) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2011) | Tổng số: 599 triệu đôla Mỹ[5] | ||||
HDI (2014) | 0,590[6] (hạng 137) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Kiribati Đô la Úc ( AUD ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ki | ||||
Lái xe bên | trái |
Kiribati (phiên âm: Ki-ri-bát, tiếng Gilbert: [ˈkiɾibas]), tên chính thức là Cộng hòa Kiribati (tiếng Gilbert: Ribaberiki Kiribati),[1][3], là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới nằm ở vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nước này có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, trải trên một diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông, rải rác quanh đường xích đạo, và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía đông.
Cái tên Kiribati là phát âm địa phương của từ "Gilberts", xuất phát từ đảo chính của nước này là Quần đảo Gilbert. Kiribati giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1979. Nước này là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hiệp Quốc vào năm 1999.