Mitanni

Vương quốc Mitanni
c. 1500 TCN–c. 1300 TCN
Map of the Near East ca. 1400 BC showing the Kingdom of Mitanni at its greatest extent
Map of the Near East ca. 1400 BC showing the Kingdom of Mitanni at its greatest extent
Thủ đôWashukanni
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Hurria
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Vua 
• circa 1500 TCN
Kirta (đầu tiên)
• circa 1300 TCN
Shattuara II (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳThời kỳ Đồ đồng
• Thành lập
c. 1500 TCN
• Giải thể
c. 1300 TCN
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Assyria cổ
Yamhad
Đế quốc Trung Assyria
Cảnh báo xem trước: Page using Template:Hộp thông tin quốc gia with unknown parameter "continent"
Cảnh báo xem trước: Page using Template:Hộp thông tin quốc gia with unknown parameter "region"


Mitanni (/mɪˈtæni/) là quốc gia của người Hurria ở phía bắc Lưỡng Hà vào khoảng 1500 TCN, vào thời đỉnh cao của mình trong thế kỷ 14 TCN quốc gia này bao gồm lãnh thổ phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc Syria và bắc Iraq ngày nay, với trung tâm là thủ đô Washshukanni (Al Hasakah ngày nay). Vào thời kỳ đế quốc Assyria mới, cái tên Mitanni để chỉ vùng đất giữa hai con sông Khabur và Euphrates.

Các tài liệu lịch sử về Mitanni không được tìm thấy nhiều, phần lớn hiện nay là các tài liệu của Assyria, Hittite và Ai Cập cũng như các bia khắc ở Syria.

Người ta tin rằng cuộc chiến giữa các bộ tộc Hurria với các thành bang đã dẫn đến sự ra đời của một vương triều mới sau sự sụp đổ của Babylon trước cuộc chinh phạt của Mursili I của đế quốc Hittite và cuộc xâm lược của người Kassite. Cuộc chinh phạt của người Hittite, sự suy yếu của vương quốc Assyria, và sau đó là các cuộc nội chiến ở Hitttite đã tạo ra những khoảng trống quyền lực ở bắc Lưỡng Hà. Những điều đó đã góp phần tạo ra vương quốc Mitanni.

Vua Barattarna của Mitanni đã mở rộng lãnh thổ về phía tây đến Halab (Aleppo), Kizzuwatna cũng bị phụ thuộc, và đến giữa thế kỷ 15 TCn thì cả Arrapha và Assyria đều là chư hầu của Mitanni. Mitanni phát triển mạnh mẽ dưới triều vua Shaushtatar, nhưng người Mitanni không thể vươn ra ngoài cao nguyên Anatolia do sự ngăn trở của người Hittite. Kizzuwatna và Ishuwa là những đồng minh quan trọng của Mitanni để chống lại Hittite.

Sau một vài xung đột với Ai Cập trong việc tranh giành Syria, Mitanni đã nghị hoà và thiết lập quan hệ đồng minh với Ai Cập. Vào đầu thế kỷ 14 TCN quan hệ của Mitanni với Ai Cập rất tốt và vua Shuttarna đã gả công chúa Gilukheppa cho Pharaoh Amenhotep III. Đây là thời đỉnh cao của Mitanni.

Sau cái chết của Shuttarna, Mitanni rơi vào cuộc tranh chấp ngôi báu. Cuối cùng thì con trai của Shuttarna là Tushratta lên ngôi. Tuy nhiên Mitanni đã bị suy yếu và bị Hittite lấn chiếm biên giới. Lúc này quan hệ với Ai Cập trở nên lạnh nhạt còn Assyria thì đã vùng lên chống lại. Vua Suppiluluima I của Hittite đã xâm chiếm các nước chư hầu của Mitanni ở bắc Syria và cai trị những nơi này.

Tại thủ đô Washukanni một cuộc đấu đá mới diễn ra, giữa các thế lực được Hittite và Assyria ủng hộ, Cuối cùng quân đội Hittite đã chiếm Washukanni và lập Shattiwaza, con trai của Tushratta lên làm vua. Mitanni trở thành chư hầu của Hittite. Tuy nhiên vào thế kỷ 13 TCN người Assyria đã đánh bại Mitanni và biến nó thành lãnh thổ của mình.


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne