Rafiq Hariri | |
---|---|
![]() Ảnh Rafiq Hariri tới Lầu Năm Góc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề chung của hai nước, ngày 25 tháng 4 năm 2001. | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 23 tháng 10 năm 2000 – 21 tháng 10 năm 2004 |
Tổng thống Liban | Émile Lahoud |
Tiền nhiệm | Selim Hoss |
Kế nhiệm | Omar Karami |
Vị trí | ![]() |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 1 năm 1992 – 2 tháng 12 năm 1998 |
Tổng thống Liban | Elias Hrawi Émile Lahoud |
Tiền nhiệm | Rashid el-Solh |
Kế nhiệm | Selim Hoss |
Vị trí | ![]() |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | ![]() ![]() |
Sinh | Sidon, Liban | 1 tháng 11 năm 1944
Mất | 14 tháng 2 năm 2005 Beirut, Liban | (60 tuổi)
Nghề nghiệp | Chính khách Liban Doanh nhân tài phiệt |
Dân tộc | Người Liban |
Tôn giáo | Hồi giáo Sunni |
Đảng chính trị | Phong trào Tương lai |
Vợ | Nidal Bustani, người Iraq (1965) Nazik Audi (kết hôn: 1976 – cuối đời) |
Con cái | Bahaa, Saad, Houssam, Ayman, Fahd, Hind |
Học vấn | Cử nhân Quản trị kinh doanh |
Alma mater | Đại học Ả Rập Beirut |
Rafiq Baha El Deen Al Hariri hay Rafiq Baha' al-Din al-Hariri, hoặc Rafic, Rafik (tiếng Ả Rập: رفيق بهاء الدين الحريري; phát âm tiếng Ả Rập: [rafiːq al ħariːriː], sinh ngày 1 tháng 11 năm 1944, mất ngày 14 tháng 2 năm 2005) là một nhà trùm tài phiệt người Liban và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ 22 của Liban[Ghi chú 1] các giai đoạn 1992 – 1998, 2000 – 2004 cho đến khi từ chức ngày 20 tháng 10 năm 2004 .[1]
Rifiq Hariri đứng đầu năm nội các tại các nhiệm kỳ của mình.[Ghi chú 2] Trong sự nghiệp chính trị, ông được tín nhiệm rộng rãi với vai trò thúc đẩy việc xây dựng Hiệp định Ta'if chấm dứt 15 năm Nội chiến Liban (1975 – 1990) và tái thiết thủ đô Beirut.[2] Ông là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liban đầu tiên sau nội chiến,[3] chính trị gia Liban ảnh hưởng nhất và giàu có nhất cho đến khi bị ám sát.[4]
Hariri bị ám sát vào ngày 14 tháng 2 năm 2005 khi đoàn xe của ông bị đánh bom ở thủ đô Beirut. Liên Hợp Quốc đã tham gia điều tra, nghiên cứu vụ việc, thành lập Tòa đặc biệt Liban,[Ghi chú 3] hiện đang trong giai đoạn tổ chức phiên tòa vắng mặt truy tố bốn thành viên của Đảng Thượng đế Liban – Hezbollah về tội ám sát.[5]
Vụ ám sát Hariri là chất xúc tác cho sự thay đổi chính trị mạnh mẽ ở Liban. Các cuộc biểu tình rầm rộ của Cách mạng Cây Tuyết tùng[Ghi chú 4] năm 2005 góp phần đẩy quân đội Syria và lực lượng an ninh ra khỏi Liban, thay đổi Chính phủ mới.[6]
Rafiq Hariri từng là một trong 100 người đàn ông giàu nhất thế giới,[7] chính trị gia giàu thứ tư trên thế giới.[8] Con trai ông, Saad Hariri trở thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ 25 của Liban, nhiệm kỳ 2009 – 2011 và 2016 – 2020.[9]
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “Ghi chú”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="Ghi chú"/>
tương ứng