Sachsen-Weimar

Công quốc Sachsen-Weimar
Tên bản ngữ
1572–1809
Quốc kỳ Saxe-Weimar
Quốc kỳ
Quốc huy Saxe-Weimar
Quốc huy
     Sachsen-Weimar, được thể hiện trong Các công quốc Ernestine khác và      Sachsen-Jena, gia nhập Sachsen-Weimar năm 1690
Tổng quan
Vị thếState of the Holy Roman Empire, then
State of the Confederation of the Rhine
Thủ đôWeimar
Ngôn ngữ thông dụng
Chính trị
Chính phủQuân chủ phong kiến
Lịch sử
Thời kỳThời kỳ cận đại
• Phân khu Erfurt
1572
• Tách ra
    Sachsen-Altenburg
 
1602
• Tách ra
     EisenachGotha
 
1640
• Tách ra Sachsen-Jena,
    and Sachsen-Eisenach
 
1672
• Liên minh với
    Sachsen-Eisenach
1741
• Hợp nhất để tạo thành
    Sachsen-Weimar-Eisenach
 
1809
Tiền thân
Kế tục
Công quốc Sachsen (1547–1572)
Sachsen-Weimar-Eisenach
Hiện nay là một phần củaĐức

Công quốc Sachsen-Weimar (tiếng Đức: Herzogtum Sachsen-Weimar) là một trong những nhà nước của Các công quốc Ernestine do nhánh Ernestine của triều đại Wettin nắm giữ ở bang Thuringia, Đức ngày nay, vì thế nó cũng là một nhà nước thành viên thuộc Đế chế La Mã Thần thánh. Kinh đô của nó đặt tại Weimar. Chi nhánh Weimar là chi nhánh cao cấp nhất còn tồn tại về mặt phả hệ của Nhà Wettin.

Sachsen-Weimar ra đời trong lần phân rách lãnh thổ đầu tiên của dòng Ernestine, được thực hiện bởi Hoàng đế Maximilian II của Thánh chế La Mã vào năm 1572. Nguyên nhân sự phân tách lãnh thổ này đến từ việc Johann Friedrich II, Công tước xứ Sachsen đã thất bại trong quá trình thực hiện cuộc nổi dậy nhầm đòi lại ngôi Tuyển hầu xứ Sachsen từ dòng Albertine, vị công tước vị giam cầm vĩnh viễn, còn lãnh thổ thì được chia cho em trai của ông là Johann Wilhelm và 2 con trai ông. Người em trai nhận Weimar và lập ra Công quốc Sachsen-Weimar.

Năm 1809, Sachsen-Weimar kết hợp với Sachsen-Eisenach để lập ra Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach và đến năm 1815, được Đại hội Viên nâng lên thành Đại công quốc, nó tồn tại cho đến khi Đế quốc Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất vào năm 1918.


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne