Stevie Ray Vaughan

Stevie Ray Vaughan
Vaughan biểu diễn tại Nhà hát Ritz ở Austin, Texas vào tháng 3 năm 1983
SinhStephen Ray Vaughan
(1954-10-03)3 tháng 10, 1954
Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Mất27 tháng 8, 1990(1990-08-27) (35 tuổi)
East Troy, Wisconsin, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtSự cố trực thăng
Nơi an nghỉCông viên tưởng niệm Laurel Land
Dallas, Texas
32°40.417′B 96°48.771′T / 32,673617°B 96,81285°T / 32.673617; -96.812850
Tên khácStevie Vaughan
Học vịTrường trung học Justin F. Kimball
Nghề nghiệpNhạc công, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm
Phối ngẫu
  • Lenora Bailey
    (cưới 1979⁠–⁠ld.1988)
Bạn đờiLindi Bethel (1973–1979)
Janna Lapidus (1986–1990)
Cha mẹJames Lee Vaughan (s. 1921), Martha Jean Cook (s. 1928)
Người thânJimmie Vaughan (anh trai)
Giải thưởngDanh sách
Websitesrvofficial.com
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụ
  • Guitar
  • Giọng hát
Năm hoạt động1965–1990
Hãng đĩa
Chữ ký

Stephen Ray Vaughan (3 tháng 10 năm 1954 – 27 tháng 8 năm 1990) là một nam nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất thu âm người Mỹ. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi với 7 năm hoạt động nghệ thuật, anh được coi là một trong những tay guitar có ảnh hưởng nhất của nhạc blues và là một trong những biểu tượng cho sự trở lại của dòng nhạc này trong những năm 1980. Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll miêu tả anh là "xúc cảm của guitar blues".[1]

Sinh ra tại Dallas, Texas, Vaughan bắt đầu chơi guitar từ năm 7 tuổi ảnh hưởng từ người anh trai Jimmie. Năm 1971, cậu bỏ dở trung học và chuyển tới Austin. Cậu là nghệ sĩ khách mời cho nhiều nhóm nhạc, trong đó có ban nhạc của Marc Benno, nhóm The Nightcrawlers, rồi sau đó chơi cùng Denny Freeman trong nhóm The Cobras – những người còn đi cùng anh tới năm 1977. Anh lập nên ban nhạc của riêng mình Triple Threat Revue, trước khi đổi tên thành Double Trouble khi tuyển thêm tay trống Chris Layton cùng tay bass Tommy Shannon. Vaughan có được tiếng tăm sau thành công tại Nhạc hội Jazz Montreux năm 1982, rồi sau đó album đầu tay Texas Flood (1983) có được vị trí số 38 với hơn nửa triệu bản tiêu thụ. Sau khi nghỉ ngơi ngắn hạn vào cuối năm 1986, anh đi tour cùng Jeff Beck vào năm 1989 và Joe Cocker vào năm 1990 trước khi qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng vào tháng 8 năm 1990.

Vaughan bị ảnh hưởng lớn từ các nghệ sĩ nhạc blues rock của AnhMỹ. Anh thích sử dụng âm thanh ampli gốc ở âm lượng lớn qua những nhạc cụ nổi tiếng xa xưa. Anh cũng hay hòa trộn âm thanh của nhiều nhạc cụ qua ampli và pedal. Chris Gill từ tạp chí Guitar World bình luận: "Guitar của Ray Vaughan khô như mùa hè ở San Antonio mà lại trong trẻo như một nàng thơ ở Dallas được tạo từ âm thanh tự nhiên qua ampli và những căn phòng hoàn toàn sạch sẽ. Mặt khác, Vaughan còn sử dụng pedal để tạo hiệu ứng cho âm thanh của mình, chủ yếu để tạo nên điểm nhấn, cho dù anh chỉ đôi lúc cần tới máy tạo âm vọng và wah pedal nhằm bổ sung những chất liệu mới."[2]

Vaughan có được sự công nhận và ngưỡng mộ lớn sau khi qua đời. Ngay từ năm 1983, độc giả từ tạp chí Guitar Player đã dành tặng anh danh hiệu "Tài năng trẻ" và "Cầm thủ guitar blues xuất sắc nhất". Năm 1984, tổ chức Blues Foundation trao cho anh danh hiệu "Nghệ sĩ của năm" và "Cầm thủ guitar blues của năm". Năm 1987, anh có được danh hiệu "Nhân vật R&B của năm" từ tạp chí Performance. Với 6 giải Grammy và 10 giải Âm nhạc Austin, Vaughan được xướng danh tại Đại sảnh Danh vọng Blues vào năm 2000, Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ vào năm 2014 và Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2015.[3] Tạp chí Rolling Stone xếp anh ở vị trí số 12 trong danh sách "100 tay guitar vĩ đại nhất".[4]

  1. ^ “Biography of Stevie Ray Vaughan & Double Trouble”. Rock and Roll Hall of Fame. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Gill 2013a.
  3. ^ “2015 Rock Hall Of Fame Class Includes Lou Reed, Joan Jett, Green Day”. NPR.org. ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “Stevie Ray Vaughan - 100 Greatest Guitarists”. Rolling Stone. ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne