Stone Cold Steve Austin

Stone Cold Steve Austin
Steve Austin vào năm 2010.
SinhSteven James Anderson
18 tháng 12, 1964 (60 tuổi)
Austin, Texas, Hoa Kỳ
Trường lớpĐại học Bắc Texas
Nghề nghiệpĐấu vật chuyên nghiệp, diễn viên, chủ trì truyền hình, nhà sản xuất, chủ trì phát thanh
Năm hoạt động1989 – 2003 (đấu vật)
1998 – nay (diễn viên)
Phối ngẫu
Kathryn Burrhus
(cưới 1990⁠–⁠ld.1992)

Jeanie Clarke
(cưới 1992⁠–⁠ld.1999)

Debra Marshall
(cưới 2000⁠–⁠ld.2003)

Kristin Feres
(cưới 2009)
Con cái3
WebsiteBrokenSkullRanch.com
Sự nghiệp đấu vật chuyên nghiệp
Tên trên võ đàiSteve Austin
The Ringmaster
Chiều cao quảng cáo6 ft 2 in (188 cm)[1]
Cân nặng quảng cáo252 lb (114 kg)[1]
Quảng cáo tạiVictoria, Texas[1]
Huấn luyện bởiChris Adams[2]
Ra mắt lần đầu30 tháng 9, 1989
Giải nghệ30 tháng 3, 2003

Steve Austin (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1964 với tên khai sinh Steven James Anderson, sau này đổi thành Steven James Williams)[3] hay còn được biết đến với tên thi đấu "Stone Cold" Steve Austin là một đô vật chuyên nghiệp đã giải nghệ, diễn viên, nhà sản xuất và chủ trì chương trình truyền hình và phát thanh người Mỹ.

Austin có một sự nghiệp tương đối thành công như là "Stunning" Steve Austin tại World Championship Wrestling (WCW) từ năm 1991 đến 1995. Sau một thời gian ngắn thi đấu tại Extreme Championship Wrestling (ECW) vào cuối năm 1995, ông ký hợp đồng với World Wrestling Federation (WWF, hiện tại là WWE) và xuất hiện dưới tên gọi Ringmaster. Được đổi tên thành "Stone Cold" Steve Austin vào năm sau, ông trở nên nổi tiếng dưới hình tượng của một người phản anh hùng thích uống bia, nói tục, và thường xuyên thách thức với nhà sáng lập và ông chủ của mình, chủ tịch công ty Vince McMahon.[4][5] Nhân vật của Austin đã trở thành "chàng trai áp phích" của Attitude Era,[6] một thời kỳ phát triển bùng nổ trong kinh doanh của WWF vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Ông còn giới thiệu nhiều câu cổ động nổi tiếng trong môn đấu vật chuyên nghiệp, bao gồm "What?".[7] Một số nhân vật nổi bật trong ngành, bao gồm McMahon, đã tuyên bố Austin là ngôi sao lớn nhất trong lịch sử WWF/WWE và nhấn mạnh rằng ông đã vượt qua sự nổi tiếng của Hulk Hogan.[8][9][10][11][12] Nhà báo đấu vật chuyên nghiệp kỳ cựu Wade Keller nhận xét rằng Austin "[trong mọi cuộc trò chuyện] là đấu vật vĩ đại nhất mọi thời đại", cũng như là "người đem lại lợi nhuận và tầm ảnh hưởng lớn nhất".[13]

Austin đã nắm giữ 19 chức vô địch trong suốt sự nghiệp đấu vật của mình, bao gồm sáu lần vô địch WWF World Heavyweight Champion, hai lần vô địch Intercontinental Champion và bốn lần vô địch WWF Tag Team Champion — giúp ông trở thành Triple Crown Champion thứ năm trong lịch sử WWE — cũng như hai lần đạt được WCW United States Heavyweight Champion, hai lần vô địch WCW World Television Champion, một lần vô địch WCW World Tag Team Champion và một lần vô địch NWA World Tag Team Champion ở WCW. Ngoài ra, Austin cũng là người chiến thắng giải đấu King of the Ring năm 1997 cũng như Royal Rumble năm 1997, 19982001, giúp ông trở thành người chiến thắng ba lần duy nhất của sự kiện. Hơn nữa, ông còn được Ted DiBiase trao tặng danh hiệu không được công nhận Million Dollar Championship.

Austin đã tham gia những trận đấu chính trong nhiều sự kiện lớn của WWE, bao gồm ba WrestleMania (XIV, XVX-Seven). Ông đã buộc phải kết thúc sự nghiệp đấu vật vào năm 2003 sau một loạt những chấn thương đầu gối và chấn thương cổ nghiêm trọng. Trong suốt phần còn lại của năm 2003 và 2004, ông được chọn làm đồng quản lý và Quận trưởng của Raw. Kể từ năm 2005, ông tiếp tục xuất hiện trong một số dịp và được tiến cử vào WWE Hall of Fame vào năm 2009 bởi Vince McMahon. Năm 2011, Austin trở lại WWE để chủ trì mùa giải tái khởi động của chương trình truyền hình thực tế Tough Enough!.

  1. ^ a b c "Stone Cold" Steve Austin profile”. WWE. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ Stone Cold Steve Austin. The Stone Cold Truth (p.55)
  3. ^ Steve Austin. The Stone Cold Truth (pp. 10, 12–13)
  4. ^ Sammond, Nicholas, trang 6
  5. ^ Oliver, Greg (2007). The Pro Wrestling Hall of Shame: The Heels. ECW Press. tr. 13. ISBN 978-1-55022-759-8.
  6. ^ Stephen Kelly, Adam (1 tháng 12 năm 2014). 'Stone Cold' Says So: Steve Austin on Vince McMahon, the WWE and Hulk Hogan”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ Caldwell, James (3 tháng 4 năm 2012). "Yes!" replacing "What?" chants?, Stone Cold responds”. Pro Wrestling Torch. TDH Communications Inc. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ "Vince McMahon interview". Off the Record with Michael Landsberg. June 1, 2004.
  9. ^ "WWE's Paul Heyman". The Steve Austin Show. Episode 185. January 12, 2015. 64 minutes in. PodcastOne. Retrieved January 20, 2015.
  10. ^ WrestleMania XXIV: WWE Hall of Fame 2008 (bonus feature; Ric Flair's induction speech) (Digital Video Disc). WWE Home Video. May 20, 2008.
  11. ^ "John Cena interview". Jimmy Kimmel Live!. Season 7. Episode 43. March 19, 2009. American Broadcasting Company.
  12. ^ Soscia, Brian (20 tháng 12 năm 2011). “Christmas With WWE's CM Punk 2011”. Beneath The Mat. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  13. ^ “WWE Raw post-game show hosted by Keller & McNeill”. Pro Wrestling Torch Livecast. 20 tháng 3 năm 2017. c. 63 (commercials vary between locations) phút. BlogTalkRadio.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne