Tết Myanmar | |
---|---|
![]() Tết của Triều Pagan | |
Tên chính thức | Tên chủ sở hữu ban đầu sẽ Môn (သၚ်္ကြန် Saṅkran), giọng Miến Điện (Thingyan) |
Tên gọi khác | Saṅkran |
Cử hành bởi | Người Miến |
Ý nghĩa | Mừng năm mới |
Bắt đầu | 13 tháng tư |
Kết thúc | 16 tháng 4 |
Ngày | 13-16 tháng 4 |
Cử hành | Trò chơi với nước, hoạt động tích đức, và tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn người trưởng thượng |
Liên quan đến | Tết Lào, Tết Khơ-me, Tết Sri Lanka, Tết Thái Lan |
Tần suất | annual |
Thingyan ((ⓘ tiếng Môn: သၚ်္ကြန်Saṅkran hoặc ⓘ သဘင်အတးသၚ်္ကြန် Sabhaṅ ʼataḥ saṅkran), từ bắt nguồn từ tiếng Pali sankanta, nghĩa là sự di chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu[1]) là Tết té nước năm mới của Myanmar, thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ). Ngày lễ diễn ra trong 4 hoặc 5 ngày năm mới. Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết được tính theo âm lịch Miến Điện nhưng ngày nay được cố định từ ngày từ 13 đến 16 tháng 4, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học. Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ.
Thingyan tương tự như các lễ hội năm mới ở các nước theo Phật giáo Nam truyền như Tết Lào, Chol Chnam Thmay, Songkran, lễ té nước của người Lự ở Tây Song Bản Nạp, Trung Quốc, Bun Vốc Nặm của Người Lào (Việt Nam) và lễ hội Kin Pang Then của người Thái (Việt Nam).