Tokelau | |
---|---|
Tiêu ngữ: | |
Bài ca lãnh thổ: "Te Atua o Tokelau"[1] | |
![]() | |
![]() Bản đồ toàn bộ Quần đảo Tokelau. | |
Quốc gia có chủ quyền | ![]() |
Chế độ bảo hộ | tháng 6 năn 1889 |
Thuộc địa của Anh | 29 tháng 2 năm 1916 |
Được giao cho New Zealand | 11 tháng 2 năm 1926 |
Chủ quyền của New Zealand | 1 tháng 1 năm 1949 |
Thủ phủ | Không[chú thích 1] |
Thành phố lớn nhất | Atafu |
Ngôn ngữ chính thức | |
Chính phủ | Lãnh thổ phụ thuộc đại nghị phân quyền dưới chế độ quân chủ lập hiến |
• Quân chủ | Charles III |
Lập pháp | Fono chung |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 10 km2 (3,9 dặm vuông Anh) |
• Mặt nước (%) | không đáng kể |
Độ cao cao nhất | 5 m (16 ft) |
Dân số | |
• Điều tra 2016 | 1499[3] (hạng 237) |
• Mật độ | 115/km2 (297,8/sq mi) (hạng 86) |
GDP (PPP) | Ước lượng 2017 |
• Tổng số | 10 triệu USD[4] |
• Bình quân đầu người | 6.275 USD (hạng not ranked) |
• Tổng số | 9.406.225 USD[4] |
Tiền tệ | Đô la New Zealand (NZ$) (NZD) |
Múi giờ | UTC+13:00 |
Cách ghi ngày tháng | dd/mm/yyyy |
Giao thông bên | trái |
Mã điện thoại | +690 |
Mã ISO 3166 | TK |
Tên miền Internet | .tk |
Tokelau (/ˈtoʊkəlaʊ/; trước đây được gọi là Quần đảo Liên minh (tiếng Anh: Union Islands), và cho đến năm 1976 được gọi chính thức là Quần đảo Tokelau[5]) là một lãnh thổ phụ thuộc của New Zealand nằm tại phía nam Thái Bình Dương. Lãnh thổ này bao gồm ba rạn san hô vòng nhiệt đới: Atafu, Nukunonu và Fakaofo. Chúng có tổng diện tích đất là 10 km2 (4 dặm vuông Anh). Thủ đô được luân chuyển hàng năm giữa ba nơi này.[6] Ngoài ba rạn san hô vòng này, đảo Swains về mặt địa lý tạo thành một phần của quần đảo, nhưng hiện do Samoa thuộc Mỹ quản lý. Tokelau nằm ở phía bắc của Quần đảo Samoa, phía đông của Tuvalu, phía nam của Quần đảo Phoenix, phía tây nam của Quần đảo Line và phía tây bắc của Quần đảo Cook.
Tokelau có dân số khoảng 1.500 người; có dân số nhỏ thứ tư trong số các quốc gia có chủ quyền hoặc vùng phụ thuộc trên thế giới. Theo điều tra dân số năm 2016, khoảng 45% cư dân sinh ra tại nước ngoài, chủ yếu tại Samoa hoặc New Zealand.[7] Dân cư có tuổi thọ là 69, tương đương với các quốc đảo Châu Đại Dương khác. Khoảng 94% dân số nói tiếng Tokelau với vai trò là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Tokelau có nền kinh tế nhỏ nhất so với bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào. Đây là quốc gia hay lãnh thổ dẫn đầu về năng lượng tái tạo, và là quốc gia hay lãnh thổ sử dụng 100% năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới[8]
Tokelau được chính phủ New Zealand và chính phủ Tokelau chính thức gọi là quốc gia.[8][9][10] Đây là một quốc gia tự do và dân chủ, tổ chức bầu cử ba năm một lần. Tuy nhiên, vào năm 2007, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa Tokelau vào danh sách các lãnh thổ không tự quản.[11] Việc đưa lãnh thổ vào danh sách này gây tranh cãi, vì người Tokelau từng hai lần bỏ phiếu sít sao chống lại quyền tự quyết.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/>
tương ứng