Một phiên bản của hệ điều hành Windows NT | |
![]() | |
![]() Ảnh chụp màn hình Windows 7, cho thấy Menu Start, màn hình desktop, thanh tác vụ và hiệu ứng kính bóng của Windows Aero | |
Nhà phát triển | Microsoft |
---|---|
Kiểu mã nguồn |
|
Phát hành cho nhà sản xuất | 22 tháng 7 năm 2009[1] |
Phát hành rộng rãi | 22 tháng 10 năm 2009[2] |
Phiên bản cuối cùng | Service Pack 1 with January 2023 monthly update rollup (6.1.7601.26321)[3] / 8 tháng 2 năm 2023[4] |
Đối tượng tiếp thị | Người tiêu dùng và doanh nghiệp |
Phương thức cập nhật | Windows Update |
Nền tảng | IA-32 và x86-64 |
Loại nhân | Lai |
Không gian người dùng | Windows API, NTVDM, SUA |
Giấy phép | Phần mềm độc quyền thương mại |
Sản phẩm trước | Windows Vista (2007)[5] |
Sản phẩm sau | Windows 8 (2012) |
Website chính thức | Windows 7 (lưu trữ tại Wayback Machine) |
Trạng thái hỗ trợ | |
Trừ Windows Thin PC và một số phiên bản nhúng: Hỗ trợ chính đã kết thúc từ 13 tháng 1 năm 2015 .[6][7] Hỗ trợ mở rộng đã kết thúc từ 14 tháng 1 năm 2020 .[6][7] Paid Extended Security Updates (ESU): Hỗ trợ cho các phiên bản Professional & Enterprise cấp phép số lượng lớn đã kết thúc từ 10 tháng 1 năm 2023[8][9] Xem § Extended Security Updates để biết thông tin chi tiết. Một số ngoại lệ tồn tại tới muộn nhất là ngày 8 tháng 10 năm 2024, xem § Vòng đời hỗ trợ để biết thông tin chi tiết. |
Một phần trong loạt bài về |
Windows 7 |
---|
Windows 7 là một bản phát hành lớn của hệ điều hành Windows NT do Microsoft phát triển. Nó đã được phát hành tới các nhà sản xuất vào ngày 22 tháng 7 năm 2009, và được phát hành rộng rãi vào ngày 22 tháng 10 năm 2009.[10] Đây là phiên bản kế nhiệm của Windows Vista được ra mắt gần ba năm trước đó. Biến thể dành cho máy chủ của Windows 7, Windows Server 2008 R2, cũng được phát hành cùng thời điểm. Phiên bản tiếp theo là Windows 8 phát hành vào tháng 10 năm 2012.
Hỗ trợ mở rộng đã kết thúc vào ngày 14 tháng 1 năm 2020, hơn 10 năm sau khi Windows 7 được phát hành; sau hạn chót trên, hệ điều hành sẽ không còn nhận các bản cập nhật nào nữa. Một chương trình hỗ trợ có trả phí dành cho các doanh nghiệp đã được Microsoft cung cấp, trong đó hãng tiếp tục phát hành những bản cập nhật bảo mật cho Windows 7 trong vòng tối đa 3 năm kể từ khi phiên bản này chính thức kết thúc vòng đời.[11]
Windows 7 được dự định là một bản nâng cấp nhỏ của Microsoft Windows nhằm giải quyết những vấn đề của Windows Vista trong khi tiếp tục duy trì khả năng tương thích phần cứng và phần mềm của hệ điều hành. Windows 7 tiếp tục đem lại những cải tiến tới giao diện người dùng Windows Aero, trong đó có việc bổ sung một thanh tác vụ được thiết kế lại cho phép người dùng ghim các ứng dụng, cùng với những tính năng quản lý cửa sổ mới. Những tính năng mới khác bao gồm các thư mục thư viện, hệ thống chia sẻ tập tin mới HomeGroup và hỗ trợ nhập liệu cảm ứng đa điểm. Chức năng "Action Center" mới cũng được giới thiệu nhằm cung cấp thông tin chung về bảo mật và bảo trì hệ thống, đồng thời hệ thống User Account Control cũng được tinh chỉnh để trở nên bớt khó chịu hơn với người dùng. Windows 7 cũng đi kèm các phiên bản cập nhật của một số ứng dụng như Internet Explorer 8, Windows Media Player, và Windows Media Center.
Khác với Windows Vista, Windows 7 nhận được những đánh giá rất tích cực từ giới chuyên môn, với nhiều ý kiến cho rằng hệ điều hành này là một tiến bộ lớn so với phiên bản tiền nhiệm nhờ hiệu năng được cải thiện, giao diện dễ sử dụng hơn, ít thông báo User Account Control hơn, cùng với những cải tiến khác trên khắp nền tảng. Windows 7 là một thành công lớn của Microsoft; ngay cả trước khi phát hành chính thức, doanh số đặt trước hệ điều hành này trên trang bán lẻ trực tuyến Amazon.com đã vượt những kỷ lục trước đó. Chỉ trong 6 tháng, hơn 100 triệu bản đã được bán trên toàn cầu, tới tháng 7 năm 2012 tăng lên tới hơn 630 triệu giấy phép. Đến tháng 1 năm 2018, Windows 10 đã vượt qua Windows 7 để trở thành phiên bản Windows phổ biến nhất toàn thế giới.[12] Tính đến năm 2024[cập nhật], chỉ còn 3% lượng PC truyền thống chạy Windows là đang sử dụng Windows 7.[13] Windows 11 cũng đã vượt qua Windows 7 để trở thành phiên bản Windows phổ biến thứ hai vào tháng 8 năm 2022.[14] Tuy vậy, tính đến năm 2024, Windows 7 vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến tại một số nước như Trung Quốc (nơi mà Windows 11 đang chiếm thị phần tương đương),[15] đồng thời vẫn đang nắm vị trí thứ hai ở một số quốc gia khác.[16]
Windows 7 là phiên bản Windows cuối cùng hỗ trợ các bộ xử lý không có SSE2 hoặc NX (một bản cập nhật phát hành vào năm 2018 cũng đã ngừng hỗ trợ các bộ xử lý không có SSE2).[17] Phiên bản tiếp theo, Windows 8, yêu cầu bộ xử lý hỗ trợ SSE2 và NX (áp dụng cho mọi kiến trúc được hệ điều hành này hỗ trợ khi đó).[18]
The Extended Security Update (ESU) program is a last resort option for customers who need to run certain legacy Microsoft products past the end of support.