Một phiên bản của hệ điều hành Windows NT | |
![]() | |
![]() Màn hình Start của Windows 8 với bố cục live tile mặc định | |
Nhà phát triển | Microsoft |
---|---|
Kiểu mã nguồn |
|
Phát hành cho nhà sản xuất | 1 tháng 8 năm 2012[2] |
Phát hành rộng rãi | 26 tháng 10 năm 2012[3] |
Phiên bản cuối cùng | 6.2.9200 / 13 tháng 12 năm 2016 |
Đối tượng tiếp thị | Người tiêu dùng và doanh nghiệp |
Phương thức cập nhật | Windows Update, Windows Server Update Services |
Nền tảng | IA-32, x86-64 |
Loại nhân | Lai |
Không gian người dùng | Windows API, NTVDM |
Giấy phép | Phần mềm dùng thử, Microsoft Software Assurance, gói đăng ký MSDN, DreamSpark |
Sản phẩm trước | Windows 7 (2009) |
Sản phẩm sau | Windows 8.1 (2013) |
Website chính thức | Windows 8 (lưu trữ tại Wayback Machine) |
Trạng thái hỗ trợ | |
Tất cả phiên bản (trừ Windows Embedded 8 Standard và các PC đã cài đặt bản cập nhật Windows 8.1):
Windows Embedded 8 Standard: |
Một phần của loạt bài về |
Windows 8 |
---|
![]() |
Windows 8 là một bản phát hành lớn của hệ điều hành Windows NT được phát triển bởi Microsoft. Nó đã được phát hành tới các nhà sản xuất vào ngày 1 tháng 8 năm 2012, và được cho phép tải xuống thông qua MSDN và TechNet vào ngày 15 tháng 8 năm 2012.[6] Phải gần ba tháng sau khi phát hành, Windows 8 mới lần đầu tiên có mặt trên thị trường bán lẻ vào ngày 26 tháng 10 năm 2012.[7]
Windows 8 giới thiệu nhiều thay đổi lớn tới nền tảng và giao diện người dùng của hệ điều hành Windows với mục tiêu cải thiện trải nghiệm người dùng trên các thiết bị máy tính bảng, nhằm cạnh tranh với các hệ điều hành di động như Android và iOS.[8] Những thay đổi cụ thể bao gồm Windows Shell và màn hình Start mới được tối ưu cho màn hình cảm ứng dựa trên ngôn ngữ thiết kế Metro của Microsoft, tích hợp các dịch vụ trực tuyến, cửa hàng ứng dụng Windows Store, và tổ hợp phím tắt chụp màn hình.[9] Nhiều tính năng trong số đó được mang tới từ Windows Phone. Windows 8 cũng bổ sung khả năng hỗ trợ USB 3.0, Advanced Format, NFC, và điện toán đám mây, cùng với màn hình khóa mới hiển thị các thông tin ngày giờ và thông báo. Các tính năng bảo mật mới cũng được giới thiệu, bao gồm phần mềm diệt virus đi kèm, tích hợp bộ lọc phishing Microsoft SmartScreen, và khả năng sử dụng Secure Boot trên một số thiết bị có hỗ trợ. Đây là phiên bản Windows đầu tiên hỗ trợ kiến trúc ARM với tên gọi Windows RT. Những mẫu CPU không có PAE, SSE2 và NX đều không được hỗ trợ trong phiên bản này.
Windows 8 nhận phải những đánh giá hầu hết mang tính tiêu cực. Mặc dù đem tới nhiều điểm đáng khen ngợi như những cải thiện về hiệu suất, bảo mật, và khả năng hỗ trợ các thiết bị cảm ứng, Windows 8 lại bị chỉ trích nặng nề bởi giao diện người dùng khó hiểu và khó sử dụng, nhất là với những người sử dụng bàn phím và chuột thay vì màn hình cảm ứng. Bất chấp những thiếu sót này, Windows 8 vẫn bán được 60 triệu giấy phép tính tới tháng 1 năm 2013, bao gồm cả lượng người dùng nâng cấp và mua PC mới cài đặt sẵn hệ điều hành.[10]
Microsoft phát hành Windows 8.1 vào tháng 10 năm 2013; phiên bản này tập trung xử lý một số điểm phải hứng chịu chỉ trích trong Windows 8, đồng thời cũng bổ sung nhiều cải tiến khác.[11] Windows 8 sau đó được kế nhiệm bởi Windows 10 vào tháng 7 năm 2015. Hỗ trợ dành cho các phiên bản RTM của Windows 8 đã kết thúc vào ngày 12 tháng 1 năm 2016; ngoại trừ phiên bản Windows Embedded 8 Standard, toàn bộ người dùng được yêu cầu cài đặt bản cập nhật Windows 8.1. Hỗ trợ chính cho phiên bản Windows 8 Embedded Standard đã kết thúc vào ngày 10 tháng 7 năm 2018, đồng thời hỗ trợ mở rộng cũng đã kết thúc vào ngày 11 tháng 7 năm 2023.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên verge-81handson
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên asd-win8ad